*Hình thức khắc nghiệt = đánh đập, chửi mắng, một số biện pháp trừng phạt thái quá gây tổn thương/đau cơ thể, tinh thần & tâm lý.
Rất nhiều ông bố bà mẹ ngày nay đã hiểu được tác dụng của cách dạy dỗ con nhẹ nhàng, tôn trọng, hợp lý thay vì đánh đập trừng phạt trẻ. Ngược lại, vẫn có nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thể hiểu vì sao đòn roi và các hình thức trừng phạt nghiêm khắc không đem lại tác dụng.
Có thể điều này là do sự trừng phạt đem lại kết quả ngắn hạn, khiến trẻ nghe lời ngay lập tức. Tuy nhiên, mình là một trong số nói không với phương pháp nuôi dạy con khá cực đoan này. Những giáo viên & ông bố bà mẹ Nauy ở đây cũng dạy cho mình rất nhiều về việc vì sao nhẹ nhàng với con vẫn có thể khiến con nghe lời (mình sẽ chia sẻ trong một bài khác)
Đây là lí do tại sao:
1.Trừng phạt con là hình thức giáo dục phi logic
Trước hết chúng ta cần hiểu, sự trừng phạt cực đoan không đem đến những hệ quả có tính logic hoặc tự nhiên. Để hiểu tại sao trừng phạt con lại là phi logic, trước tiên chúng ta cần hiểu hệ quả tự nhiên và logic là gì.
Hệ quả là một cái gì đó xảy ra do một hành động khác. Và hệ quả này được chia thành ba loại: tự nhiên, logic hoặc phi logic
Đầu tiên là hệ quả tự nhiên: Đây là kiểu hệ quả luôn xảy ra dù có người khác tác động thế nào đi nữa. Vì vậy bạn không phải là tác nhân trong việc này. Trừ khi bạn cố ngăn chặn hậu quả tự nhiên xảy ra (điều này khá phổ biến) bằng một việc nào đó. Ví dụ cụ thể về hậu quả tự nhiên là: khi một đứa trẻ không chịu mặc áo khoác để ra ngoài vào mùa đông thì nó sẽ bị lạnh, hậu quả tự nhiên ở đây là việc đứa bé bị lạnh và học được một bài học lớn sau chuyện này.
Nhưng nếu bạn tác động để khiến hậu quả trên không xảy ra bằng cách đem theo áo khoác ra ngoài. Theo nguyên tắc, con sẽ tìm đến bạn và hỏi áo khoác để mặc. Trừ khi bạn phản ứng quá gay gắt với việc con không nghe lời, khiến con không còn muốn chạy lại chỗ bạn hỏi áo khoác nữa.
Tiếp đến là 2 hệ quả nhân tạo: 2 hệ quả này có tính nhân tạo ở chỗ, chúng bị người khác áp đặt và có thể đem đến hậu quả logic hoặc phi logic. Kết quả logic thường có ý nghĩa khi được xem xét dựa trên một hành động cụ thể. Ví dụ: Nếu con bạn không chịu ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe, thì sẽ thật là logic nếu bạn cho rằng con có thể ăn cả tấn những món tráng miệng không lành mạnh. Bạn có thể giải thích với con rằng con làm như vậy là không tốt cho cơ thể về lâu dài nếu ăn nhiều. Ngoài việc đưa ra lời giải thích có ý nghĩa cùng dẫn chứng hợp lý, bạn cũng cần cho thấy điều bạn làm logic về mặt thời gian. Điều này có nghĩa bạn không thể cấm con không ăn mấy món có hại chỉ trong 1 tuần hoặc một đêm, vì điều này làm mất đi tính logic của vấn đề.
Cuối cùng, chúng ta hãy phân tích hệ quả phi logic. Đây là tập hợp nhiều hệ quả bị chúng ta cố gắng áp đặt mà chẳng có liên quan gì đến vấn đề. Chúng ta sử dụng quyền lực của mình để cố lấy đi thứ gì đó, hoặc cấm cản điều mà một đứa trẻ muốn có, muốn làm. Ví dụ khá phổ biến cho hệ quả phi logic là hành động tắt TV hoặc bắt con dừng chơi game ngay lập tức để ăn tối chẳng hạn.
Hoặc, chúng ta cũng thường thấy người lớn hay đưa ra những lời đe dọa có tính cảnh báo tương lai kiểu: “Nếu con không chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, chúng ta sẽ không thể đến hội chợ cuối tuần này đâu!” Tuy đây là những lời cảnh báo phổ biến, nhưng kỳ thực chúng lại chẳng có nghĩa lý gì, trừ khi bạn muốn dùng điều này để kiểm soát con cái.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự có đạo đức ở trẻ sẽ không thể được bồi dưỡng khi hệ quả mang lại là phi logic. Chính vì thế, sự trừng phạt chỉ có tác dụng giúp bạn thể hiện uy quyền của mình với con cái, chứ chúng chẳng hề có tác dụng hỗ trợ phát triển đạo đức hãy kỹ năng xã hội cho trẻ.
2. Liệu suy nghĩ rằng không phạt con từ bây giờ thì càng lớn lên con càng khó bảo liệu có mang tới hiệu quả tích cực?
Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc, liệu những kết quả tốt đẹp trong tương lai có khiến con nghe lời tại thời điểm hiện tại hay không. Ví dụ, ăn thực phẩm bổ dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe của con về lâu dài, nhưng không bị ốm cũng quan trọng không kém tại thời điểm hiện tại. Những lúc này chúng ta cần giỏi trong việc xem xét lợi ích dài hạn hay nỗi đau ngắn hạn mới quan trọng. Bởi hầu hết mọi trường hợp đều không cho ra giá trị ngay tức thì.
Điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ dùng quyền lực trừng phạt con cái? Lũ trẻ có thể sẽ nghe lời chúng ta ngay lúc đó. Nhưng chúng sẽ không hiểu được thông điệp bố mẹ muốn gửi gắm. Ví dụ, chúng sẽ không hiểu vì sao ăn đồ ăn bổ dưỡng lại quan trọng, tại sao đánh bạn lại gây hậu quả bất lợi cho mình. Thay vào đó, trẻ sẽ hiểu sai rằng cứ lớn hơn thì có thể sử dụng quyền lực áp đặt người nhỏ hơn. Vậy là vô hình chung bạn đã khiến cuộc chiến với con trở nên dai dẳng và khó khăn chỉ vì mãi mà con không hiểu và làm theo điều bạn muốn.
Lý do nữa khiến nhiều bậc phụ huynh chọn cách trừng phạt cực đoan với con đó là vì họ cho rằng sự trừng phạt của họ sẽ trở thành động lực khiến con mạnh mẽ. Và có thể đương đầu với mọi thứ về sau khi con ra đời và không còn dành nhiều thời gian ở bên bố mẹ nữa.
3. Nguy cơ khi trừng phạt con quá nghiêm khắc
Bạn phải đối mặt với sự thật đó là những hình thức trừng phạt con cái của mình sẽ mất đi tác dụng theo thời gian. Trẻ sẽ chấp nhận và dần thích nghi với điều đó, nhưng cũng không nghe theo những gì bạn muốn. Rồi một ngày đẹp trời, khi bị dọa lấy điều khiển TV, con bạn sẽ tỏ ra thản nhiên với việc bạn làm mà chẳng chút sợ sệt.
4. Cái giá phải trả khi cha mẹ trừng phạt con một cách cực đoan
Trên thực tế, dù những hình phạt mang tính tiêu cực như đánh đập hoặc cấm đoán con trẻ không mang đến tác hại ngay lập tức. Nhưng về lâu dài nó lại tạo ra nguy cơ khiến mối quan hệ của bạn và con xấu đi. Quay trở lại khái niệm của sự trừng phạt logic và phi logic, trẻ sẽ chỉ thấy cách bạn hành xử thật thiếu logic và tàn nhẫn. Cũng chính vì bị trừng phạt quá nhiều, mà tần suất trẻ nói dối sẽ tăng lên. Lý do là vì trẻ muốn giấu đi lỗi sai của mình để không bị trừng phạt.
Sự trừng phạt còn khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách. Đây cũng là lý do vì sao ngày nay giới trẻ thường ít tâm sự và chia sẻ với bố mẹ hơn xưa. Tuy việc sống độc lập từ sớm có thể đã trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, nhất là các nước phương Tây. Nhưng điều này không có nghĩa là bố mẹ với con cái chẳng có một mối liên hệ, gắn kết nào. Mà nguyên nhân của việc này lại chính là bởi sự trừng phạt khắc nghiệt và vô lý của bố mẹ từ khi con còn nhỏ.
5. Hãy đối mặt với thực tế để kiềm chế bản thân
Đây thường là phần khó nhất với mọi ông bố bà mẹ. Bởi họ sợ phải đối mặt hoặc bị mê hoặc trong một xã hội đã quá quen với các hình phạt. Mấu chốt ở đây, bạn chỉ cần hiểu mình không cần phải trừng phạt con mới có thể làm con nghe lời. Mà ngược lại bạn có thể khiến con vâng lời bằng cách lắng nghe và tôn trọng con.
Trước tiên, hãy nhớ chẳng có gì gọi là thảm khốc cả. Con bạn không muốn ăn trưa? Chẳng sao, chẳng có gì mà phải rối lên bởi mọi thứ rồi sẽ trở lại bình thường và cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn.
Thứ hai, chúng ta sẽ đối phó với các tình huống dễ dàng hơn nếu được chuẩn bị. Nếu cảm thấy mình đang lạm dụng hình phạt với trẻ quá nhiều, hãy tự cho bản thân 1 tuần suy nghĩ lại xem điều gì khiến bạn dễ nổi nóng nhất. Thức ăn? Đồ chơi? Hay lịch sinh hoạt của con? Có sự chuẩn bị trước, bạn sẽ dễ giữ bình tĩnh để đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Ví dụ, nếu con không muốn ăn tại bàn, hãy xem xem liệu việc con chịu ăn quan trọng hơn hay chỗ con ngồi ăn mới là quan trọng. Sau đó, bạn có thể lên kế hoạch cho con đi dã ngoại nhằm thay đổi môi trường và khiến bé vui vẻ hơn.
Thỉnh thoảng, bạn cũng sẽ phải dùng đến kết quả logic để lý giải cho việc làm của mình. Ví dụ, trẻ không chịu đánh răng, vậy thì bạn có thể ra điều kiện với con, nếu con không đánh răng vậy thì con sẽ không được ăn kẹo. Thế là trẻ sẽ tự mặc định rằng nếu trẻ đánh răng vào mỗi sáng thì mới được cho kẹo. Bạn cũng có thể dùng kẹo để giải thích rằng nếu trẻ lười đánh răng, trẻ sẽ bị sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thứ ba, đừng bao giờ nổi giận. Nói thì dễ hơn làm. Nhưng mọi thứ sẽ thuận lợi hơn nếu bạn áp dụng các hệ quả logic khi thấy bản thân sắp nổi cáu. Mấu chốt khiến ta nổi giận là bởi ta không thể làm rõ và giải quyết vấn đề. Vì vậy ta cảm thấy bực tức và khó chịu. Mà điều này chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Chúng ta tự đào cho mình một cái hố. Và chẳng thể lý giải hành vi của mình. Vì thực chất chẳng có lý do gì, sự luẩn quẩn ấy lại càng khiến chúng ta điên lên.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ một cách logic, chúng ta có thể giải thích mọi thứ theo hướng đồng cảm rộng lượng hơn với nỗi buồn của con. Ví dụ thế này. Con có thể rất buồn hoặc giận vì không được ăn kẹo. Nhưng sẽ chẳng sao cả nếu điều đó khiến mối quan hệ của bạn và con thêm khăng khít vì bạn ở cạnh và an ủi con.
Cuối cùng,
nếu bạn nhận ra mình đang áp dụng những cách trừng phạt tiêu cực với con. Thỉnh thoảng chúng ta có thể sẽ quên mất mà hành động theo thói quen. Nhưng nếu biết nhìn lại và thừa nhận lỗi sai, nói chuyện với con thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường mà thôi. Xin lỗi con không cho thấy bạn đang bị mất kiểm soát. Mà ngược lại, nó lại giúp bạn có thể kiểm soát và khiến con nghe lời hơn. Bởi sự kiểm soát không được thể hiện khi bạn phô trương uy quyền với trẻ mà là khi bạn cho con thấy bạn đang có trách nhiệm với nó.
Lời kết: Hãy nhớ, những hình phạt tiêu cực không bao giờ được coi là cách dạy dỗ tích cực. Để hình thành một đứa trẻ khỏe mạnh, giàu cảm xúc. Bạn cũng nhận ra mình trở nên hạnh phúc và bình tĩnh hơn nếu hành xử với con một cách có logic. Bởi khi đó bạn không còn cảm thấy căng thẳng hay sợ bị trượt khỏi kế hoạch đã đề ra nữa.